Cuộc đời Tycho_Brahe

Tycho Brahe, tên thật là Tyge Ottensen Brahe, sinh ngày 14 tháng 12 năm 1546 tại lâu đài Knudstrup (Knutstorp) vùng Scania (tiếng Đan MạchSkåne, thời đó thuộc lãnh thổ Đan Mạch, nay là vùng Nam Thụy Điển). Tên họ Tycho là tên Latin hóa khi Tyge Brahe lên 15 tuổi.

Là con trai trưởng của nhà quý tộc Otte Brahe và bà Beate Bille, Tycho Brahe có một em trai song sinh (chết non), một chị gái, Kirstine Brahe, và một em gái, Sophie Brahe. Chính cô em gái Sophie sau này đã trở thành người phụ tá đắc lực cho Tycho Brahe trong các việc quan sát thiên văn.

Việc học

Thời trẻ, Tycho Brahe nhắm theo ngành khoa học tại Đại học Rostock, nhưng cha lại muốn chàng phải học ngành luật họcngoại giao. Vì vậy, năm 1559 chàng phải bắt đầu học luật tại Đại học Copenhagen, rồi Đại học Leipzig (năm 1560), nhằm tạo một kiến thức căn bản đầy đủ cho một nhà quý tộc trẻ để nắm giữ một chức vụ trong triều đình thời đó. Tuy nhiên, chàng đã lén học toán học, thiên văn học, thuật luyện giả kimchiêm tinh học. Sau đó Tycho Brahe sang học tại Đại học Wittenberg vào các năm 1565-66, rồi Đại học Rostock (Đức) và cuối cùng là Đại học Bâle (Thụy Sĩ).

Giai thoại về chỏm mũi

Một giai thoại kể rằng, trong thời gian học tại Đại học Wittenberg, Tycho Brahe đã bị mất chỏm mũi trong một cuộc đấu kiếm tay đôi với Manderup Parsbjerg, một sinh viên quý tộc Đan Mạch đồng khóa vào mùa Giáng sinh năm 1566, và Tycho Brahe phải tự chế ra chỏm mũi giả bằng hợp kim vàngbạc.

Cuộc sống gia đình

Năm 1572, Tycho Brahe yêu và kết hôn với Kirstine Jørgensen, con gái mục sư Jørgen Hansen. Theo phong tục thời đó khi một nhà quý tộc kết hôn với một phụ nữ thường dân, thì người vợ và các con không được hưởng tước hiệu quý tộc, cũng không được quyền thừa kế sản nghiệp của người cha. Họ có tám người con, trong đó 2 người chết non, còn lại 6 người theo cha mẹ sang Praha sống và không trở về Đan Mạch. Bà vợ cũng qua đời tại Praha năm 1604, sau khi chồng chết 3 năm.

Cuối đời

Tượng đài Tycho Brahe và Johannes KeplerPraha

Khi vua Frederik II băng hà thì Tycho Brahe cũng mất sự tài trợ, ông gom góp tài sản cùng vợ và các con đi du lịch ít năm ở châu Âu, tới năm 1599 ông định cư tại Praha (nay là thủ đô Cộng hòa Séc) và làm việc với vai trò nhà thiên văn kiêm nhà toán học hoàng gia trong triều đình vua Rudolf II.

Vua Rudolf II cho xây 1 trạm quan sát thiên văn trong lâu đài Benátky nad Jizerou, cách Praha khoảng 50 km. Tycho Brahe làm việc tại đây 1 năm, sau đó Rudolf II yêu cầu Tycho Brahe trở lại Praha cho tới khi chết.

Ngày 13 tháng 10 năm 1601, sau khi dự tiệc tại nhà người bạn Peter Vok von Rosenberg, Tycho Brahe bị bệnh nặng (có lẽ tuyến tiền liệt bị nở phồng ra), ông ta tự điều trị bệnh bằng một loại thuốc có hàm chất thủy ngân trong 11 ngày, nhưng không khỏi. Tycho Brahe từ trần ngày 24 tháng 10 năm 1601 và được an táng trong Nhà thờ Đức Bà Týnem, gần đồng hồ thiên văn ở Praha. (Một thuyết khác cho là ông ta bị đầu độc. Ngày nay người ta đã làm một cuộc xét nghiệm râu của ông ta và đã tìm ra một lượng chìthủy ngân khá cao.)